Rối loạn thần kinh thực vật tên tiếng Anh là Autonomic nervous system disorders là một trong những rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể ở một số cơ quan như: Nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh tình sẽ không gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật có chức năng điều hòa huyết áp và các động mạch, cử động và bài tiết dịch của hệ tiêu hóa giúp tạo ra các hormon điều hòa thần nhiệt. Các chức năng của hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng đến toàn bộ hoặc một phần vào hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Do đó, hệ thần kinh thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chức năng sống của cơ thể và giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ phó giao cảm. Nếu một trong số cơ quan cơ thể thường bị chi phối bởi cả hai hệ này thường tác động trái ngược nhau, ví dụ như đối với đồng tử ở mắt tác dụng của hệ giao cảm gây co giãn đồng tử nhưng tác dụng của hệ phó giao cảm lại gây co đồng tử. Ở bộ phận tim mạch tác động của hệ giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lực co còn tác dụng của hệ phó giao cảm làm giảm nhịp, giảm lực co.
Sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây rối loạn thần kinh thực vật
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật, một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp như sau:
- Stress, căng thẳng kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể
- Do một số bệnh mạn tính như: tiểu đường, parkinson, đa xơ cứng và mất trí nhớ
- Các bệnh tự miễn như: Sjogren, Iupus ban đỏ hệ thống và viêm loét dạ dày, việm khớp dạng thấp...
- Do tổn thương dây thần kinh bởi phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ hoặc não
- Việc sử dụng một số loại thuốc Tây Y do điều trị ung thư hoặc các bệnh mạn tính.
- Do di truyền từ mẹ sang con.
- Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất tác động tâm thần như thuốc phiện, cần sa, ma túy đá hoặc các chất độc hại.
Cách nhận biết bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp ở một hoặc nhiều cơ quan khác trong cơ thể, xuất hiện với nhiều chẩn đoán khác nhau tùy thuộc theo chuyên khoa mà người bệnh đến khám với các triệu chứng ở các cơ quan như:
- Hệ thần kinh: Người bệnh thường xuyên xuất hiện các chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ... Khi xuất hiện các triệu chứng này rất dễ nhầm sang với các bệnh khác như: Rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn máu não, vận mạch não.
- Hệ tim mạch: Khiến tim đập nhanh, tức ngực khó thở, lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực tăng hoặc giảm huyết áp, ngất xỉu... Được chẩn đoán mắc rối loạn thần kinh tim.
- Hệ tiêu hóa: Khiến khô miệng, buồn nôn và nôn, đau vùng thượng vị, vùng bụng, rối loạn tiêu hóa thường được chẩn đoán ở nhóm bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày do rối loạn thần kinh thực vật gây ra.
- Hệ tiết niệu: Gây bí tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu đêm được chẩn đoán là nhiễm khuẩn tiết niệu
- Hệ hô hấp: Gây khó thở, tăng khi lo âu, căng thẳng, tức ngực, co thắt cơ phế quản...
Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể
Ngoài ra còn xuất hiện với các triệu chứng ở những cơ quan khác như: Thân nhiệt tăng hoặc giảm gây ra cơ thể lúc nóng lúc lạnh, chân tay vã nhiều mồ hôi bất thường chính vì điều này làm người bệnh giảm tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cầm nắm nên gây ra những bất tiện trong lao động. Đối với Nam gây ra tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương hoặc khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
Ở giai đoạn đầu những người mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường cảm thấy bất an, lo lắng, lo âu, khó chịu. Tuy nhiên, khi bệnh ở giai đoạn nặng làm cho bệnh nhân luôn trong tình trạng hoang mang, sợ hãi và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, chính điều này khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trầm trọng hơn.
Song song xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, dễ thức giấc hay mệt mỏi, cảm giác cạn kiệt năng lượng, lo âu, lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ nhiều, buồn chán, dễ cáu gắt, giận hờn, thờ ơ với mọi thứ, không muốn làm gì... Các triệu chứng này cũng rất dễ " nhầm lẫn" với các bệnh lý khác, do đó việc chẩn đoán bệnh rất khó khăn.
Theo tuổi hệ thần kinh thực vật thay đổi như thế nào?
Hệ thần kinh thực vật thay đổi chức năng theo tuổi, sự lão hóa của chính bản thân hệ thần kinh thực vật do những thay đổi của các cơ quan chi phối sinh ra với những rối loạn từ những vòng điều chỉnh phức tạp dẫn đến các hội chứng lâm sàng riêng biệt.
Những thay đổi của hệ thần kinh gây ra sự giảm sút tốc độ dẫn truyền, tốc độ phản ứng và sự tái sinh trong hệ thần kinh thực vật. Trương lực của hệ giao cảm và phó giao cảm giảm xuống ngay cả sự điều chỉnh thực vật trở nên chậm chạp và biên độ giảm mạnh điều đó chứng minh rất sinh động trong những sóng huyết áp vận mạch.
Độ tuổi ảnh hưởng rất lớn đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Do đó với tuổi càng cao thì tác dụng của giao cảm và phó giao cảm lên các cơ quan và tổ chức càng yếu hơn, tuy các công trình nghiên cứu trên chưa tính đến hiệu suất hoạt động của các cơ quan chi phối bị giảm dần theo sự biến đổi của tuổi già. Ví dụ trong hoàn cảnh một động mạch đã bị biến đổi xơ cứng theo tuổi cũng chịu những xung động như thế nhưng chỉ phản ứng lại với hiệu ứng co mạch nhẹ và khi một cơ trơn đã bị teo không thể đáp ứng đầy đủ đối với kích thích co cơ.
Ở tuổi già, sự giảm bớt các chất chuyển hóa xuất hiện sớm hơn là một sự giảm nhẹ tần số hô hấp, độ acid của dạ dày thường giảm ở tuổi già phần lớn do hậu quả của quá trình teo niêm mạc hơn là do tác động của những kích thích tiết đã bị giảm bớt.
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật phụ thuộc chính vào hệ cơ quan bị ảnh hưởng và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải mới có thể chữa trị được tận gốc như sau:
- Đối với các chứng bệnh run rẩy tay chân, hồi hộp lo âu, đánh trống ngực, tim đập nhanh do rối loạn thần kinh thực vật gây ra. Khi mắc phải các triệu chứng này trước tiên người bệnh phải điều tiết cảm xúc bằng các bài tập cơ bản như: Hít thở sâu thở chậm, ngồi thiền, tập yoga...
- Đối với bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật gây ra rối loạn hệ tiêu hóa, bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng không thành khuôn. Nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung các chất xơ, uống nhiều nước...
- Để điều trị rối loạn thần kinh thực vật trên hệ tiết niệu với các bài tập huấn luyện bàng quang co, giãn theo ý nghĩ để kiểm soát tình trạng đi tiểu không tự chủ và giảm lượng chất lỏng nhất vào buổi tối và trước khi đi ngủ.
- Đối với các rối loạn chức năng tình dục người bệnh có thể dùng thuốc cải thiện sự cương cứng hoặc sử dụng chất bôi trơn âm đạo.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngay thuốc nam Linh Tiên Dược giúp điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả được nhiều người tin tưởng sử dụng. Với thành phần 100% nguyên liệu thảo dược quý từ thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Với công dụng chữa trị vô cùng tuyệt vời giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon, không còn xuất hiện các chứng rối loạn thần kinh thực vật gây ra nữa, đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Thuốc Nam Linh Tiên Dược đặc trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả, an toàn
Việc thay đổi lối sống và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn thần kinh thực vật nên hạn chế căng thẳng, bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập như: Ngồi thiền, yoga giúp bình ổn hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi bạn thấy cơ thể mình xuất hiện các triệu chứng trên do rối loạn thần kinh thực vật gây ra nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế lớn như:
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu khi thay đổi tư thế, hạ huyết áp tư thế đột ngột
- Vã mồ hôi nhiều bất thường
- Tim đập nhanh khiến tức ngực khó thở
- Ăn không ngon, khó tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón hay nuốt khó
- Khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều nhất về đêm
- Gây ra các vấn đề về sinh dục ở nam và nữ
- Làm giảm các vấn đề về thị lực, nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên do rối loạn thần kinh thực vật gây ra, trong trường hợp các triệu chứng bệnh xuất hiện dai dẳng và không tương xứng với mức độ tổn thương thực tế trên các xét nghiệm, đã được điều trị lâu dài nhưng không tương xứng với mức độ tổn thương thực tế trong các xét nghiệm. Để điều trị lâu dài nhưng hiệu quả kém các triệu chứng xuất hiện ngắn rồi tự hết như " giả vờ", tuy bệnh không gây tử vong nhưng lại làm giảm đi rất nhiều chất lượng cuộc sống gây ra những khó chịu cho người bệnh và kéo dài thay đổi tâm lý. Bởi tính chất không nguy hiểm nên người bệnh thường không được quan tâm đúng mức, bị từ chối điều trị và càng làm cho bệnh nhân lo lắng, hoang mang dẫn đến trầm cảm.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật cần phải được điều trị sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, liên hệ ngay với Nhà thuốc Lợi Phúc Đường qua Hotline: 0977 890 845 / 0966 992 089 khi thấy có những dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật, hoặc truy cập Website: chualanhbenh.com để đọc nhiều bài viết hay về sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét