21 thg 11, 2021

6 Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật

 Có rất nhiều yếu tố trong cuộc sống thường ngày của người bệnh từ thói quen sinh hoạt, môi trường sống, trong công việc,…cũng đều có nguy cơ trở thành những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Nhưng yếu tố này đôi khi người bệnh thường không hay để tâm tới, thường là nghĩ không sao nhưng đằng sau những câu nói “chắc không sao đâu” đó tiềm ẩn rất nhiều tai hại khó lường.


Bệnh rối loạn thần kinh thực vật bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, khái quát lại những nguyên nhân sau thường phổ biến nhất:


1. Tâm lý

Tâm lý, tinh thần cảm xúc của con người cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Thường xuyên làm việc căng thẳng, áp lực công việc, cuộc sống, tiền bạc, gia đình, tình cảm,…dẫn đến thường xuyên đầu óc căng thẳng, tinh thần mệt mỏi, stress, lo âu hay thậm chí trầm cảm khiến hệ thần kinh não bộ bị tổn thương, trong đó có hệ thần kinh thực vật. Từ đó, là tiền đề cho các bệnh lý về thần kinh có điều kiện thuận lợi bùng phát, điển hình là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình và rối loạn lo âu.


Bên cạnh đó, những cú sốc tinh thần đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật do các dây thần kinh não bộ, tim mạch sẽ bị tổn thương đột ngột do căng thẳng quá mức khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi, lo lắng, đau tức ngực, đổ mồ hôi hay thậm chí là ngất xỉu.


2. Di truyền

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật không thể kể đến yếu tố do di truyền. Yếu tố này cũng khá phổ biến trong các nguyên nhân gây bệnh hiện nay, đặc biệt là khi phụ nữ mang thai thì tỉ lệ mắc rối loạn thần kinh thực vật cao, tăng khả năng di truyền sang con nếu không điều trị đúng cách và dứt điểm.


Ngoài ra, người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc các bệnh về rối loạn thần kinh, các thế hệ sau cũng bị ảnh hưởng bởi những tiền sử bệnh tật này, cụ thể là rối loạn thần kinh thực vật.


Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

3. Bệnh tật

Cơ thể con người hầu như ai cũng mang những bệnh lý khác nhau trong người, có bệnh lành tính, bệnh ác tính, bệnh nặng, bệnh nhẹ,…Tuy nhiên, các bệnh này không chỉ gây tổn thương đến những cơ quan nội tạng trong cơ thể nhất định, mà còn ảnh hưởng xấu đến những cơ quan nội tạng bên cạnh đó hoặc cùng liên quan.


Dưới đây là những bệnh lý có yếu tố gây ra rối loạn thần kinh thực vật mà người bệnh cần biết:


  • Các bệnh gây tổn thương đến não bộ như: chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm màng não, viêm não, teo não, chấn thương tủy sống,….
  • Các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày,…
  • Các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren,…
  • Các bệnh thoái hóa thần kinh như: Parkinson, Alzheimer,…
  • Các bệnh ung thư và cận ung thư…
  • Hệ miễn dịch bị tấn công do virus, vi khuẩn, nhiễm khuẩn.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây

Việc sử dụng các loại thuốc Tây điều trị một số bệnh lý cho bệnh nhân cũng có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn thần kinh, rối loạn cảm xúc, thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc điều hòa huyết áp,…


Những loại thuốc này thường có tác dụng ức chế các cơ quan nội tạng buộc phải hoạt động theo chỉ định, dẫn đến các cơ quan thực hiện sai chức năng, gây ảnh hưởng đến các chức năng khác sinh ra rối loạn, đảo lộn thứ tự làm việc, điển hình là rối loạn thần kinh thực vật.


5. Môi trường sống

Môi trường sống cũng là một yếu tố gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường gặp. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất, sống trong khu vực nhiều rác thải, khói bụi ô nhiễm, nhiều tiếng ồn thì có nguy cơ mắc rối loạn thần kinh thực vật cao hơn người bình thường. Do hệ hô hấp của những người này bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến tổn thương phổi và tim mạch, theo thời gian kéo theo các bệnh về thần kinh và não bộ.


Áp lực, căng thẳng, stress là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.


Ngoài ra, khi sống thường xuyên trong môi trường này có nguy cơ nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn, virus cao. Khi cơ thể bị virus tấn công sẽ khiến hệ miễn dịch bị phá vỡ, hệ thần kinh mất cân bằng, gây ra rối loạn thần kinh.


Xem thêm: Video chia sẻ của bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật do rối lọn lo âu gây ra



6. Một số yếu tố khác

Ngoài những yếu tố gây ra rối loạn thần kinh thực vật kể trên, bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân khác như:


  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nicotine,…Các chất này có thành phần gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp hệ thần kinh, kích thích hệ thần kinh hưng phấn, thư giãn. Tuy nhiên có những trường hợp do lạm dụng quá mức khiến thần kinh căng thẳng, hưng phấn quá mức dẫn đến đau nhức hay thậm chí đứt dây thần kinh.
  • Do các cuộc phẫu thuật xạ trị vùng cổ, vai gáy gây ra tổn thương dây thần kinh.
  • Nhu cầu sinh lý cũng ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực vật: Nhu cầu tâm sinh lý ở cả nam và nữ nếu quá cao, thường xuyên giải quyết nhu cầu bằng cách thủ dâm, sử dụng phim ảnh, video để kích thích thần kinh đạt hưng phấn, thỏa mãn nhu cầu không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt hormone mà còn ảnh hưởng dây thần kinh do bị kích thích liên tục mà chưa kịp tái hồi phục.
  • Một yếu tố mà ít người quan tâm tới và thường chủ quan đó chính là hoạt động, làm việc sai tư thế. Trong khi làm việc, hoạt động hay nghỉ ngơi nếu chẳng may chúng ta làm sai tư thế, dẫn đến các dây thần kinh bị chèn ép, bị thay đổi vị trí khiến các chất bôi trơn thần kinh không lưu thông và truyền thông tin sai lệch dẫn đến rối loạn thần kinh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến thần kinh bị thoái hóa, dần thay đổi chức năng hoạt động.

Hy vọng bài viết trên đây của Nhà thuốc Lợi Phúc Đường đã giúp bạn đọc biết thêm về nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Trong tất cả nguyên nhân thường gặp nhất là do căng thẳng, stress, suy nhược cơ thể kéo dài. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: 0977 890 845  Hoặc truy cập website: chualanhbenh.com để đọc nhiều bài viết về sức khỏe! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét