18 thg 3, 2022

Cách nhận biết bệnh rối loạn thần kinh thực vật


Các thay đổi trên cơ thể hay các triệu chứng là cách nhận biết bệnh rối loạn thần kinh thực vật một cách rõ nét nhất để người bệnh có thể nhận biết được cơ thể mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan với các triệu chứng của cơ thể, hay nói cách khác là không lắng nghe cơ thể đang muốn nói gì với mình, cứ thế để tình trạng kéo dài đến khi bệnh trở nặng thì mới đi khám và điều trị gây nhiều khó khăn trong việc phục hồi bệnh.

Vì thế, nếu cơ thể có những dấu hiệu dưới đây thì cần đi thăm khám kịp thời để theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện bệnh sớm có hướng điều trị tốt hơn, giảm tải chi phí và tăng khả năng hồi phục của bệnh.

1. Tim đập nhanh


Đây là dấu hiệu thường xuyên thấy ở những người bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường xuyên cảm thấy nhịp tim của mình nhanh hơn bình thường với cường độ từ thấp đến cao, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực kể cả khi làm việc hay nghỉ ngơi. Cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực liên tục gây cảm giác lo lắng, hoảng hốt hay sợ hãi cho người bệnh.
2. Khó thở

Dấu hiệu khó thở cũng thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên nhiều người thường chủ quan nghỉ do mệt mỏi, thời tiết thay đổi, nghẹt mũi, ốm, cảm cúm,…gây ra. Triệu chứng này xuất hiện nhiều khi người bệnh đến nơi đông đúc, tập trung nhiều người, sinh sống nơi chật hẹp, phòng ốc bí hẹp hay khi làm việc, vận động. Lúc này người bệnh cảm thấy khó thở hụt hơi, phải rướn người lên để lấy hơi mới cảm thấy dễ thở hoặc phải hít thở thật sâu mới dễ chịu. Đôi khi trong luồng thở người bệnh còn xuất hiện những tiếng khò khè, tiếng thở rít, cảm giác thở nghẹn, thở khan, rát họng.

3. Tức ngực


Triệu chứng này thường hay nhầm với các bệnh lý về tim mạch nên thường bị bỏ qua, vì đây cũng là dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh thường cảm thấy những cơn đau tức ngực đột ngột, cảm giác đau, nóng và rát ở vùng lồng ngực, đôi khi đau nhói hoặc thậm chí đau thắt vùng ngực. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó thở, nghẹt thở ở lồng ngực.

Tuy nhiên, triệu chứng này đôi khi còn là những dấu hiệu về bệnh lý tim mạch nguy hiểm, một số trường hợp tử vong do đột quỵ tim với triệu chứng này. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau.

4. Đau đầu

Đau đầu là sự đau nhức phần đầu, da đầu căng, cơn đau có thể là âm ỉ hoặc dữ dội, người bệnh cảm giác như có vật nhọn đâm chọt phần đầu, đau nặng đầu, như muốn nổ tung. Rối loạn thần kinh thực vật thường đi kèm với triệu chứng đau đầu này, các cơn đau có thể chỉ thoáng qua, thỉnh thoảng hoặc cơn đau kéo dài, dai dẳng tháng qua ngày.

Đối với những trường hợp đau đầu kéo dài hay đau đầu thâm niên cần chuẩn đoán thêm có mắc bệnh lý khác ngoài rối loạn thần kinh thực vật nữa hay không. Những cơn đau đầu nếu không được điều trị triệt để thì có thể gây những tổn thương nặng nề cho não bộ và trí nhớ người bệnh.

5. Mất ngủ

Mất ngủ là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý, đôi khi mất ngủ chỉ do môi trường, nhiệt độ, thời tiết, căng thẳng stress gây ra, nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có rối loạn thần kinh thực vật.

Mất ngủ là tình trạng người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy quá sớm, ngủ nửa tỉnh nửa mơ giống như giả đò, thức dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, thiếu sức sống.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có thể kể đến như: môi trường sống, căng thẳng, stress, thiếu máu lên não, lối sống, thói quen sinh hoạt xấu, viêm xoang, rối loạn thần kinh thực vật, di chứng chấn thương.

6. Ù tai

Khi bị rối loạn thần kinh thực vật chức năng của tai sẽ bị suy giảm do hệ thần kinh bị tổn thương dẫn đến rối loạn, truyền sai thông tin. Cụ thể đó là khả năng nghe của người bệnh bị suy giảm, phản xạ với tiếng ồn kém, nghe không rõ, ù tai, phản ứng với âm thanh chậm hay thậm chí là điếc tạm thời.

7. Hoa mắt, chóng mặt

Đây cũng là dấu hiệu thường gặp khi rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh luôn cảm thấy mặt mũi xây xẩm, hoa mắt, nhìn không rõ, chóng mặt, choáng váng, đi không vững, cảm giác như muốn ngã hay thậm chí là ngất xỉu. Triệu chứng này xảy ra là do huyết áp giảm, nhịp tim đập nhanh, lượng máu lưu thông lên não không đủ nên xảy ra tình trạng mất thăng bằng, choáng váng.

8. Chân tay tê bì

Hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức dẫn đến tê tay, tê chân, chân tay run, đổ mồ hôi nhiều, các móng tay móng chân giòn, cứng và thô, dễ gãy. Thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy chân tay lạnh, tê buốt, buồn rủn khó khăn trong việc cầm nắm hay di chuyển, đứng ngồi không yên, bệnh như người giả đò.

9. Gai sốt ớn lạnh hoặc sốt

Người bệnh cảm thấy hơi gai sốt hoặc sốt nặng, người đầy hơi trướng khí, bần thần, sợ nước, sợ gió, khiếp chạm tay vào nước vì thấy lạnh như đá. Nửa buổi người bệnh đi lại bình thường, từ trưa cho đến tối đêm người luôn cảm thấy gai lạnh, gai sốt muốn vào giường lấy chăn đắp, sau khi đắp chăn được một lát thấy nóng trong người muốn bỏ chăn ra.

=>> Chia sẻ của bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật lâu năm

10. Đau lưng

Cột sống lưng đau mỏi, đau nhức, gây cản trở trong hoạt động, làm việc, và nghỉ ngơi, khiến cơ thể khó chịu, đau nhức, mất ngủ. Đi khám thì được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lưng, giãn dây chằng nhưng kê đơn thuốc uống mãi không khỏi.

11. Đổ mồ hôi

Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, dù vận động, làm việc hay nghỉ ngơi chân tay, cơ thể luôn cảm thấy ướt át, dẻo dính như kẹo, buốt lạnh, gai ớn. Do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn khiến cho việc truyền đạt thông tin sai lệch, tuyến mồ hôi nhận sai thông tin và hoạt động sai chức năng. Tuyến mồ hôi tiết liên tục khiến cơ thể bị thiếu hụt và mất nước, sức khỏe người bệnh suy sụt, da dẻ tái nhợt thiếu sức sống.

12. Người lúc nóng lúc lạnh

Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân, thiếu sức sống, lờ đờ mà không rõ nguyên nhân. Cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, gai sốt ớn lạnh phổ biến vào buổi chiều, người bệnh khiếp nước và gió. Hầu hết triệu chứng này phần lớn do bệnh lý gây ra, một số bệnh như: lao phổi, thương hàn, nhồi máu cơ tim, rối loạn thần kinh thực vật, các loại ung thư não, phổi, thận, tủy sống, nhiễm khuẩn, virus,…Bên cạnh đó, người lúc nóng lúc lạnh còn đó thói quen trong lối sống sinh hoạt hằng ngày, môi trường sống, lao động và làm việc căng thẳng áp lực quá mức.

13. Huyết áp thay đổi thất thường

Huyết áp tăng giảm đột ngột thất thường, khi thì lên cao, lúc thì xuống thấp khó kiểm soát, thiểu năng mạch vành. Nhận biết rõ nét nhất đó là khi đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thế, hoạt động gắng sức cảm thấy đầu loạng choạng, choáng váng, chóng mặt, mặt mũi xây xẩm tối đen, nhìn không rõ hay thậm chí là ngã và ngất xỉu đột ngột.

14. Người mệt mỏi

Luôn cảm thấy mệt mỏi, chân tay buồn bầy, không muốn làm gì, không muốn vận động, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi. Người bệnh luôn trong tình trạng uể oải, thiếu sức sống, lờ đờ, mệt rã rời không còn sức lực.

15. Buồn nôn

Không ăn được gì, chán ăn, buồn nôn, cứ ngửi thấy mùi gì là lại khiếp không dám ăn. Người lăn tăn muốn ăn nhưng lại không ăn được, ngửi thấy mùi cơm là lại muốn nôn, đến bữa ăn nhưng mở vung nồi ra ngửi thấy mùi thức ăn lại sợ và khiếp.

Thuốc Linh Tiên Dược điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả.

16. Sụt cân nặng

Do cơ thể chán ăn, không ăn được gì, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thụ được chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh. Một số trường hợp nặng cần đi cấp cứu và truyền để hỗ trợ phục hồi sức khỏe do suy nhược cơ thể quá mức không có khả năng phục hồi.

17. Rối loạn bài tiết


Xuất hiện dấu hiệu tiểu tiện không tự chủ, tiểu rắt, tiểu không hết nước tiểu, khó đi tiểu, buốt khi tiểu. Về lâu dài nếu không điều trị có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh ra nhiều bệnh lý về hệ bài tiết và sinh sản.

18. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng phổ biến của rối loạn thần kinh thực vật, điển hình là táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, cảm giác ăn mau lo do chức năng co bóp của dạ dày bị rối loạn. Đôi khi ruột bị kích thích co thắt quá mức dẫn đến đau bụng thượng vị dữ dội, phải đi cấp cứu nhưng không tìm được nguyên nhân gây ra và thường được chẩn đoán là bệnh viêm dạ dày và viêm đại tràng.

19. Suy giảm trí nhớ, khó tập trung

Người bệnh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hay quên, nhớ trước quên sau, vừa nói quên luôn, trí nhớ giảm sút, khó ghi nhớ bất cứ điều gì. Kèm theo đó là khả năng tập trung kém, khó tập trung vào một việc hay vấn đề cụ thể nào đó, thường phải hỏi lại, hoặc nghe lại dẫn đến chất lượng cuộc sống, công việc giảm sút. Triệu chứng này ngày một tăng mạnh, khiến cuộc sống, công việc người bệnh bị đảo lộn, nếu không điều trị sớm có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất trí nhớ tạm thời, hoặc nặng hơn có thể khiến não bộ tổn thương nặng nề không có khả năng hồi phục lại.

20. Giảm ham muốn, sinh sản

Rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng khiến cho hệ sinh dục bị ảnh hưởng theo, do hai cơ quan này có mối liên hệ mật thiết với nhau để điều tiết sinh lý cơ thể con người luôn ở trạng thái cân bằng. Do đó, khi bị rối loạn thần kinh thực vật khiến cho rối loạn kinh nguyệt ở nữ, giảm ham muốn, rối loạn cương dương ở nam. Nữ có hiện tượng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, khó đạt được hưng phấn do âm đạo khô, nam giới có hiện tượng xuất tinh sớm, sợ quan hệ,…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, chuyện chăn gối của vợ chồng sa sút.

21. Rụng tóc, khô da


Triệu chứng này thường khiến người bệnh nhầm tưởng với bệnh khác về da đầu, tay chân và thường không để ý, đây cũng là triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật mà người bệnh cũng cần lưu ý. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng tóc rụng nhiều, rụng thường xuyên, sử dụng dầu gội và một số thuốc trị rụng tóc nhưng không thấy thuyên giảm, da tay da chân khô ráp, nhăn nheo như da người già, bong tróc và mốc.

22. Phản ứng chậm với ánh sáng và tiếng ồn

Khả năng phản ứng của người bệnh suy giảm, phản ứng chậm với ánh sáng, tiếng ồn và đồ vật, gây khó khăn trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt, đối với các tài xế lái xe ban đêm, tồn tại triệu chứng này trong người sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng cho bản thân và những người xung quanh, do phản ứng chậm dẫn đến khả năng xử trí cũng bị giảm sút.

23. Đau nhức xương khớp


Ngoài những triệu chứng trên thì đau nhức xương khớp cũng rất phổ biến ở người rối loạn thần kinh thực vật. Triệu chứng này xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi và đặc biệt khi trở trời, nên thường được chẩn đoán là thoái hóa xương khớp, xương khớp yếu tuổi già,…và được kê đơn thuốc uống nhưng không thuyên giảm, tình trạng ngày càng nặng khiến cuộc sống bị giảm sút nặng nề, cản trở khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

=>> Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bằng phương pháp thảo dược

. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn về tình trạng sức khỏe của mình, quý bạn đọc có thể liên hệ tới nhà thuốc theo hotline: 0977.890.845 để được tư vấn miễn phí và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét